Khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, việc lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh FTL, LTL cũng là một lựa chọn được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy LTL là gì và nó có những đặc điểm nào? Hãy cùng Vietexpress tìm hiểu về LTL và dịch vụ gửi hàng đi Mỹ qua bài viết này nhé!
Khái niệm LTL là gì?
LTL (Less Than Truckload) là hình thức vận chuyển hàng hóa chưa đầy xe tải, thường được sử dụng khi doanh nghiệp không có đủ sản phẩm để lấp đầy toàn bộ xe tải. Với LTL, các lô hàng từ nhiều khách hàng khác nhau sẽ được kết hợp lại. Điều này cho phép bạn chỉ phải trả tiền cho không gian mà bạn sử dụng trên xe tải. LTL là lựa chọn lý tưởng khi bạn vận chuyển lô hàng có khối lượng dưới 5000 kg.
Xe tải trong hình thức vận chuyển này không chuyển sản phẩm trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng mà phải dừng lại tại các điểm trung gian để lấy và trả hàng. Do đó, thời gian vận chuyển LTL thường kéo dài hơn.
Bên cạnh câu hỏi LTL là gì? Câu hỏi lợi ích của LTL cũng được nhiều người quan tâm. Lợi ích chính của LTL là tiết kiệm chi phí vận chuyển, do bạn có thể chia sẻ chi phí với các chủ hàng khác. Tuy nhiên, nếu lô hàng của bạn cần vận chuyển gấp, LTL có thể không phải là lựa chọn tối ưu vì xe tải phải dừng lại nhiều nơi, gây tốn nhiều thời gian hơn.
Đặc điểm của LTL
LTL (Less than Truckload) là thuật ngữ trong ngành vận tải và nó có những đặc điểm chính sau:
- Phân loại hàng hóa: LTL là gì LTL áp dụng cho các đơn hàng nào? Hình thức vận chuyển này phù hợp với hàng hóa có kích thước nhỏ hơn và không đủ để lấp đầy một xe tải hoặc một container. Thay vì đặt riêng cho một đơn hàng nhỏ, các đơn hàng LTL được tổng hợp và vận chuyển cùng nhau.
- Sự linh hoạt: Với LTL, các công ty vận tải có thể tối ưu hóa việc sử dụng không gian trống trên xe tải hoặc container bằng cách chia sẻ không gian vận chuyển giữa nhiều đơn hàng khác nhau.
- Chi phí tiết kiệm: Do chia sẻ chi phí vận chuyển giữa nhiều đơn hàng, LTL thường có chi phí thấp hơn so với vận chuyển đơn hàng lớn (Full Truckload – FTL).
- Công cụ theo dõi và quản lý: Hầu hết các dịch vụ LTL cung cấp công cụ để theo dõi và quản lý đơn hàng của khách hàng, từ giai đoạn vận chuyển cho đến khi hàng hóa đến nơi.
- Thời gian giao hàng: LTL có thể mất thêm thời gian so với FTL do quá trình gom hàng và phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, các dịch vụ LTL hiện đại thường cung cấp các lựa chọn vận chuyển nhanh và tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
>>> Xem thêm: EBS là phí gì? Vai trò và cách tính phí EBS
Tầm quan trọng của FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu
Dưới đây là những điểm quan trọng bạn cần biết về FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu để chọn phương án vận chuyển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp:
Quy mô hàng hóa:
- FTL (Full Truckload): Phù hợp cho các lô hàng lớn (trên 5.000 kg) và có đủ sản phẩm để lấp đầy một xe tải. Vậy hiệu quả của phương thức LTL là gì? Phương thức này thường mang lại hiệu quả cao về không gian và chi phí cho các đơn đặt hàng lớn.
- LTL (Less Than Truckload): Phù hợp cho các lô hàng nhỏ không đủ để lấp đầy một xe tải. Hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau được kết hợp trên cùng một chuyến đi, giúp giảm chi phí cho mỗi người gửi.
Chi phí vận chuyển:
- FTL (Full Truckload): Thường có chi phí vận chuyển cao hơn vì bạn phải trả tiền cho toàn bộ xe tải và các dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên, khi vận chuyển số lượng lớn, tổng chi phí có thể tiết kiệm hơn so với việc chia nhỏ như hình thức LTL.
- LTL (Less Than Truckload): Cung cấp giá vận chuyển thấp hơn vì chi phí được chia sẻ giữa nhiều người gửi. Điều này làm giảm áp lực chi phí đối với những người xuất khẩu và nhập khẩu quy mô nhỏ.
Tốc độ giao hàng:
- FTL (Full Truckload): Thường cung cấp tốc độ giao hàng nhanh hơn vì không phải dừng lại để đón hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
- LTL (Less Than Truckload): Có thể mất thêm thời gian do quá trình tổ chức và kết hợp hàng hóa từ nhiều nguồn, nhưng vẫn cung cấp tốc độ giao hàng khá linh hoạt.
Sự linh hoạt và đa dạng:
- FTL (Full Truckload): Thích hợp cho hàng hóa đặc biệt hoặc các đơn hàng có yêu cầu đặc biệt về thời gian và không gian.
- LTL (Less Than Truckload): Linh hoạt với các lô hàng nhỏ và đa dạng với nhiều nguồn gửi khác nhau, giúp giảm chi phí và tối ưu hóa không gian vận chuyển.
So sánh hình thức LTL hay FTL
Dưới đây là bảng so sánh 2 hình thức LTL và FTL mà bạn có thể tham khảo qua:
Tính năng | FTL (Full Truckload) | LTL (Less Than Truckload) |
Ưu điểm | Nhanh chóng, An toàn, Hiệu quả, Linh hoạt | Chi phí thấp, Linh hoạt, Phù hợp với nhiều loại hàng |
Nhược điểm | Chi phí cao, Yêu cầu khối lượng lớn | Thời gian vận chuyển lâu hơn, Rủi ro hư hỏng cao hơn, Ít kiểm soát |
Phù hợp với | Lô hàng lớn, cần vận chuyển nhanh, hàng giá trị cao, dễ vỡ | Lô hàng nhỏ, tiết kiệm chi phí, không cần gấp |
Tính chất hàng hóa | Hàng hóa dễ hư hỏng hoặc nguy hiểm thường được vận chuyển bằng FTL | Ít yêu cầu mức độ về tính chất của hàng hóa hơn |
Khoảng cách vận chuyển | Tiết kiệm hơn cho những quãng đường dài | Tiết kiệm hơn cho những quãng đường ngắn |
FTL là lựa chọn tốt nhất cho các lô hàng lớn cần vận chuyển nhanh chóng và an toàn. LTL là lựa chọn tốt nhất cho các lô hàng nhỏ hơn hoặc các lô hàng không cần vận chuyển gấp.
Nên chọn FTL hay LTL?
Việc chọn giữa FTL (Full Truckload) và LTL (Less Than Truckload) phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm của lô hàng. Dưới đây là một số điểm cần cân nhắc khi đưa ra quyết định:
Khi chọn FTL:
- Khi bạn có đủ hàng hóa để lấp đầy toàn bộ xe tải.
- Khi cần vận chuyển hàng hóa gấp rút mà không muốn phải đợi ghép chung với các lô hàng khác.
- Khi hàng hóa của bạn yêu cầu vận chuyển đặc biệt (ví dụ: nhiệt độ kiểm soát, dễ vỡ, giá trị cao).
Khi chọn LTL:
- Khi bạn không có đủ hàng hóa để lấp đầy một xe tải.
- Khi bạn muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển bằng cách ghép hàng với các lô hàng khác.
- Khi hàng hóa không cần phải giao ngay lập tức.
Khi nào nên vận chuyển theo hình thức LTL hay FTL?
Dưới đây là lời khuyên và kinh nghiệm của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ khi nào cần nên vận chuyển theo LTL hay FTL nhé!
Cần vận chuyển nhiều hàng hóa cùng lúc
Nếu bạn cần vận chuyển nhiều hàng hóa cùng lúc thì chọn hình thức LTL là một giải pháp tối ưu đấy. Hình thức này sẽ giúp bạn chia sẻ chi phí vận chuyển với các khách hàng khác, tiết kiệm chi phí hơn.
Hàng hóa gửi đi có trọng lượng, khối lượng lớn
Nếu hàng hóa của bạn chiếm nhiều không gian và có trọng lượng lớn, đủ để lấp đầy một xe tải thì tốt nhất bạn nên chọn hình thức LTL là gì. Hình thức này sẽ giúp bạn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.
Hàng hóa gửi đi có tính chất dễ hư hỏng
Nếu hàng hóa của bạn dễ vỡ, cần được bảo quản ở nhiệt độ nhất định hoặc cần có các điều kiện vận chuyển đặc biệt, thì bạn nên chọn hình thức FTL nhé. Hình thức này giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển do hàng hóa không bị xáo trộn nhiều lần.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Gửi Hàng Đi Mỹ Từ A Đến Z Ai Cũng Nên Biết
Lời kết
LTL và FTL đều có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn hình thức vận chuyển hàng dự án, dịch vụ kho bãi phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng hẹn. Qua bài viết, sau khi tìm hiểu về LTL là gì, đặc điểm và so sánh với FTL chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm kiến thức cho mình khi nào nên lựa chọn 1 trong 2 hình thức này nhé!